Phân Tích Chiều Tối (Mộ), Cảm Nhận Ý Nghĩa Và Giá Trị Của Bài Thơ

Một trong những tác phẩm tiêu biểu của chương trình ngữ văn lớp 11 là Chiều tối. Đây là một trong những bài thơ của tập thơ Nhật kí trong tù. Bài thơ này là một tác phẩm tôn lên một ý chí lạc quan, cố gắng vươn mình lên trong hoàn cảnh khắc nghiệt trong cuộc sống của tác giả chủ tịch Hồ Chí Minh. Hãy cùng SIN888 đi phân tích Chiều tối (Mộ) qua những chia sẻ trong bài viết sau đây.

 

Phân tích Chiều tối (Mộ), cảm nhận ý nghĩa và giá trị của bài thơ
Phân tích Chiều tối (Mộ), cảm nhận ý nghĩa và giá trị của bài thơ

Hoàn cảnh sáng tác Chiều tối

Để hiểu rõ hơn trước khi phân tích Chiều tối, nắm được hoàn cảnh sáng tác tác phẩm này vô cùng cần thiết. Chiều tối là bài thơ được Bác Hồ sáng tác ra trong 4 tháng đầu tiên ở trong tù. Và trong khoảng 4 tháng này, Bác đã viết nên 2 câu thơ đầu tiên đó là:

“Sống khác loài người vừa 4 tháng,

Tiều tụy còn hơn 10 năm trời.”

Cùng thời gian đó vào mùa thu 1942, trên đường Bác bị chuyển tù từ nhà lao Tĩnh Tây sang nhà lao Thiên Bảo đến một vùng sơn cước vào lúc chiều tối. Đây là lúc nhà thơ Hồ Chí Minh được khơi nguồn cảm xúc để viết nên bài thơ Chiều tối. Bác cũng đã viết ra những câu thơ thể hiện sự khốn khổ lúc đó như:

“Năm mươi ba cây số một ngày

Áo mũ dầm mưa rách hết giày”

Đây cũng là những câu thơ thể hiện được hiện thực, tình cảnh khốn khổ trong khoảng thời gian bị Trung Quốc bắt giam dưới chế độ cầm quyền của Tưởng Giới Thạch. Theo đó, chúng ta cũng thấy được tinh thần lạc quan và tình yêu thiên nhiên của Bác.

 

Hoàn cảnh sáng tác Chiều tối
Hoàn cảnh sáng tác Chiều tối

>>> Xem Thêm: Lên Giải Trong Liên Quân Là Gì? Cách Lên Giải Cho SP Liên Quân

Thể loại thơ của Chiều tối

Bài thơ Chiều tối được viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt. Đây là một trong những thể thơ phổ biến trong tập Nhật kí trong tù được Bác viết. Thể loại thơ này có những đặc điểm như:

  • Ưu điểm: Ngắn gọn và mang tính hàm xúc cao.
  • Bố cục: Thông thường thể thơ này được sắp xếp theo dạng khai- thừa- chuyển- hợp. Tuy nhiên trong phân tích Chiều tối, bài thơ sẽ được chia làm bố cục 2 phần (2 cầu đầu và 2 cầu cuối).

Trong bài thơ này, chúng ta có thể thấy được sự chuyển ý, vận động trong tâm trạng của Bác ở 2 bức tranh trong 2 cặp câu của bài thơ:

  • Hai câu thơ đầu: Bức tranh thiên nhiên chiều tối
  • Hai câu thơ cuối: Bức tranh đời sống con người trong buổi chiều tối.

Phân tích Chiều tối, ý nghĩa và giá trị nội dung

Như đã nói, bố cục bài thơ sẽ có hai phần đại diện cho hai tâm trạng khác nhau của Bác. Tuy chỉ là những con chữ ngắn gọn, những đi sâu vào lại là biết bao nỗi tâm sự thầm kín của một vị lãnh tụ vĩ đại đất nước. Chúng ta sẽ phân tích Chiều tối qua hai phần sau đây.

 

Phân tích Chiều tối, ý nghĩa và giá trị nội dung
Phân tích Chiều tối, ý nghĩa và giá trị nội dung

Hai câu thơ đầu của bài thơ Chiều tối

Hai câu thơ đầu sẽ là một bức tranh thiên nhiên. Khoảng thời gian nghệ thuật tác giả miêu tả bức tranh này không khó để nhận ra ngay từ nhan đề của bài thơ, đó là vào chiều tối. Thời gian nghệ thuật là mốc xác định quan trọng vì nó tác động lên tâm trạng của các nhân vật trữ tình. Đây cũng là cơ sở để chúng ta tập trung phân tích, tìm hiểu sự thay đổi của tâm  trạng tác giả:

  • Tâm thế: Tình cảnh khốn khổ, thiếu thốn của Bác trên con đường bị áp giải. Con người Bác lúc này rất mệt mỏi, chán chường. 
  • Tầm nhìn: Tâm thể trên đã tác động đến góc nhìn của Bác về sự vật xung quanh. Khi mọi sự vật đã chìm vào một màu mờ ảo, con người thường hướng mắt về phía có ánh sáng đó là bầu trời. 

Lúc hướng về bầu trời, những gì gần với bầu trời nhất đều được thu vào tầm mắt rõ ràng nhất. Điều này được thể hiện trong hai câu thơ đầu tiên đó là hình ảnh con chim và chòm mây sau đây.

Hình ảnh cánh chim chiều (quyện điểu)

Con chim mỏi mệt, quay trở lại rừng tìm chốn ngủ. Đây là hình ảnh tương đồng với con người lúc này cũng đang rất mệt mỏi vào cuối ngày. Lúc này con người thường đang chuẩn bị cho sự nghỉ ngơi sau một ngày vất vả. Cánh chim cũng là một hình ảnh quen thuộc trong thơ ca trung đại và cũng nói lên tâm thế của người trong tù. Điều này cũng gợi ra một không gian rợn ngợp một cánh chim lạc lõng giữa buổi chiều. 

Hình ảnh chòm mây (cô vân)

Cô vân ở đây có nghĩa là chòm mây lẻ loi, gợi lên sự cô đơn, cô độc. Trạng thái của chòm mây lúc này là “cô” và “mạn mạn”. Sự chuyển động lững lỡ của những chòm mây mà tác giả muốn nói đến đó là sự chán chường, sự lênh đênh trôi nổi. Không gian gợi ra ở câu thơ thứ hai đó là không gian bao la, rộng lớn. 

Qua hai hình ảnh phân tích Chiều tối trên, có thể thấy cảnh vật vào chiều tối lúc này đã nhuốm màu tâm trạng. Tác giả sử dụng những hình ảnh ước lệ để thể hiện tâm trạng mệt mỏi, cô độc của một nhân vật trữ tình. Tất cả mọi sự thiếu thốn, khốn khổ đều tập trung vào người tù cách mạng đang mong muốn trở về quê hương khiến cho cảnh vật xung quanh đều trở nên nặng trĩu.

Hai câu thơ cuối của bài thơ Chiều tối

Tác giả Hồ Chí Minh là sự chuyển ý vô cùng hợp lý trong Chiều tối
Tác giả Hồ Chí Minh là sự chuyển ý vô cùng hợp lý trong Chiều tối

Một điểm đặc biệt khi phân tích Chiều tối của tác giả Hồ Chí Minh là sự chuyển ý vô cùng hợp lý. Điều này sẽ được thể hiện rõ nét hơn khi chúng ta phân tích vào hai câu thơ cuối cùng của bài thơ này.

Nếu như hai câu thơ đầu miêu tả một khung cảnh thiên nhiên nặng trĩu, rợn ngợp và mang nỗi buồn của con người. Vậy hai câu thơ tiếp theo, ta có thể thấy được sự xuất hiện hình ảnh của con người, của một thiếu nữ đang lao động bên nhóm lửa hồng. 

Tầm nhìn của Bác đang ở khung cảnh bao la rộng lớn, sang hai cầu cuối lại chuyển xuống mặt đất và thu nhỏ lại nơi “sơn thôn thiếu nữ” đang lao động. Bức tranh này đã tác động mạnh mẽ lên tâm trạng của tác giả:

  • Thiếu nữ là hình ảnh của một con người trẻ trung, khỏe mạnh, lao động chăm chỉ và cần cù. Hình ảnh này còn đại diện cho con người lao động và cũng là hình ảnh trung tâm của bức tranh. Khung cảnh này đã lấn át sự mênh mông của hình ảnh hai câu thơ đầu tiên. 
  • Hình ảnh lò than rực ấm “lô dĩ hồng” là một sắc hồng của lò than đã bén và cũng gợi lên hình ảnh má hồng cô thiếu nữ. Đây cũng là sắc hồng của tâm trạng, của trái tim và lòng nhân ái của một con người cách mạng.

>>> Xem thêm: Game Over Là gì? Ý nghĩa & Cách Sử Dụng Thuật Ngữ Game Over

Bên cạnh đó, sử dụng điệp ngữ “bao túc” là một biện pháp tu từ thể hiện vòng tuần hoàn lao động của con người. Từ bức tranh đời sống con người ta có thể cảm nhận được tâm hồn yêu đời hướng đến con người của Bác. Trong tình cảnh xiềng xích, ở tù nhưng lòng của tác giả luôn đau đáu về con người, về dân về nước. Qua đó cũng gợi lên khát vọng được trở về quê hương của tác giả. 

Qua phân tích Chiều tối trên, ta có thể thấy được vẻ đẹp tâm hồn của Bác Hồ luôn muốn hòa hợp với thiên nhiên. Dù đang ở trong hoàn cảnh tù giam, Bác vẫn luôn quan tâm đến đời sống của nhân nhân và tình yêu thương, lòng vị tha của một người tù cách mạng. Qua đó cũng thấy được tinh thần lạc quan và luôn đau đáu tìm đường cứu nước của một vị lãnh tụ vĩ đại.